Bài viết bởi Bác sĩ Lại Đỗ Quyên – Khoa Liên Chuyên Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Răng hàm hay còn gọi là răng cối là nhóm răng trong cùng, có vai trò ăn nhai chính trên cung hàm. Do vị trí ở sâu phía trong, hình dáng răng lại to, nhiều khe kẽ, khó vệ sinh răng miệng nên dễ bị sâu nhất. Khi răng bị sâu, đặc biệt là răng hàm, từ những lỗ sâu nhỏ sẽ lan rộng gây mất nhiều tổ chức răng, răng cụt dần, nhiều khi chỉ còn lại chân răng. Khi đó việc điều trị sẽ phức tạp hơn nhiều.
Bạn đang đọc: Nguyên tắc điều trị răng hàm sâu bị vỡ chỉ còn chân răng
1.Cấu tạo của răng hàm
Để các bạn dễ hình dung, chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo của một chiếc răng hàm như thế nào nhé.
Một chiếc răng hàm gồm có: thân răng là phần ở trên lợi mà bạn nhìn thấy trong miệng và chân răng là phần ở dưới lợi và ở trong xương hàm (xương ổ răng), bạn không nhìn thấy được. Mỗi răng hàm sẽ có từ 2 đến 4 chân răng. Đỉnh của mỗi chân răng, nơi mạch máu và thần kinh đi vào trong răng gọi là vùng chóp (cuống) răng. Cấu tạo của thân răng gồm các lớp: lớp ngoài cùng là men răng có đặc điểm rất cứng, lớp thứ 2 là ngà răng, mềm hơn men răng và ở giữa răng là 1 buồng rỗng ở cả thân răng (buồng tủy) và các chân răng (các ống tủy), trong đó chứa mạch máu, thần kinh của mỗi răng gọi là tủy răng. Tổ chức cứng của răng gồm men và ngà răng.
2. Như thế nào là răng sâu bị vỡ chỉ còn lại chân răng?
Sâu răng là tình trạng tổ chức cứng của răng bị tấn công, tiêu dần đi và tạo lỗ trên mặt răng. Tình trạng sâu răng diễn biến theo từng giai đoạn. Sâu răng nhẹ khi răng xuất hiện những vết đen li ti và xuất hiện lỗ nhỏ trên mặt răng. Lỗ sâu to dần và những cơn đau nhức răng từ ít đến nhiều bắt đầu xuất hiện. Những mảnh vỡ trên mặt răng ngày một lớn dần khi răng sâu nặng hơn. Sâu càng nặng, răng càng bị thương tổn nên vỡ mẻ càng nhiều hơn. Nếu không được khắc phục sớm, sâu răng sẽ tấn công hết lớp men và ngà răng ở phần thân răng và để lộ chân răng.
3. Những biến chứng khi răng hàm sâu bị vỡ chỉ còn chân răng
Răng hàm sâu bị vỡ chỉ còn chân răng gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân và sinh hoạt hàng ngày.
Sâu răng nếu không được điều trị, tổ chức triển khai cứng của răng sẽ bị tàn phá nhiều hơn làm cho răng dễ vỡ, mẻ chỉ còn chân răng. Khi đó răng không còn công dụng ăn nhai nữa .
Sâu răng tạo hốc cùng với việc răng bị vỡ, mẻ làm thành những chỗ lưu giữ thức ăn làm miệng hôi. Mặt khác khi răng bị vỡ, mẻ, lợi ở kẽ răng dễ bò vào lấp kín hốc sâu răng. Phần lợi này dễ sưng, dễ chảy máu do bị chà sát khi ăn nhai gây viêm nhiễm và đó cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.
Sâu răng ăn sâu xuống dưới và vào tủy răng gây ra tình trạng răng bị đau nhức do tủy răng bị viêm nhiễm.
Khi tủy viêm nhiễm lan sâu xuống vùng chóp răng gây nhiễm trùng ở vùng chóp. Lúc này răng đau lại, lung lay, lợi bên cạnh răng bị sâu vỡ sưng to, hình thành ổ abscess chóp răng .
Viêm nhiễm vùng chóp lâu ngày, ổ nhiễm trùng sẽ lan rộng ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Tùy tình trạng ổ nhiễm trùng lan đến đâu mà các răng lân cận có thể chữa được để giữ lại hay cũng phải nhổ gây mất nhiều răng.
Ổ nhiễm trùng từ chóp răng lan rộng gây viêm xương hàm, lan ra ứng dụng và những tổ chức triển khai lân cận tạo một ổ nhiễm trùng khó trấn áp .
Ổ nhiễm trùng lan rộng, tạo nang to phá hủy xương hàm làm xương hàm bị gãy, tổn thương thần kinh, mạch máu,…
4. Điều trị răng hàm sâu bị vỡ chỉ còn chân răng như thế nào?
Khi răng hàm sâu bị vỡ chỉ còn chân răng, tức là tổ chức cứng của răng bị mất hầu như gần hết nên việc điều trị sẽ khá phức tạp, đòi hỏi nha sĩ giàu kinh nghiệm chẩn đoán và có kỹ thuật chuyên môn tốt. Nguyên tắc điều trị khi răng hàm sâu bị vỡ chỉ còn chân răng là cố gắng bảo tồn răng tối đa.
Tùy vào thực trạng của chân răng, tùy vào mức độ viêm nhiễm vùng chóp răng mà nha sĩ sẽ có những kế hoạch điều trị tương thích .
4.1 Chân răng còn tốt
Nếu các chân răng còn tốt, viêm nhiễm vùng chóp răng không lan rộng, nha sĩ sẽ tiến hành:
- Vệ sinh vùng quanh chân răng, bỏ hết phần lợi thừa lấp kín chân răng.
- Phần chân răng còn lại sẽ được chữa tủy: lấy hết tủy viêm ở mỗi chân răng, làm sạch ống tủy và trám bít ống tủy.
- Tùy thuộc vào phần tổ chức cứng còn lại nhiều hay ít, nha sĩ sẽ tái tạo lại thân răng để làm cho răng khỏe hơn khi mang răng sứ ở bên ngoài.
- Bước cuối cùng là làm chụp răng sứ ở bên ngoài vừa để bảo vệ phần răng bên trong vừa để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Vì răng hàm có nhiều chân, việc giữ lại 1 chân răng còn tốt làm khung để mang chụp răng ở trên cũng là một lựa chọn cho nha sĩ. Khi đó nha sĩ sẽ triển khai :
- Chia tách các chân răng.
- Nhổ bỏ chân răng không giữ được.
- Chân răng giữ lại sẽ được chữa tủy, tạo chốt tái tạo lại thân răng và làm chụp bọc ở ngoài hay bắc cầu để đảm bảo chức năng ăn nhai bền vững.
4.2. Chân răng không tốt, không thể bảo tồn được
Nếu chân răng quá yếu, viêm nhiễm lan rộng không hề giữ lại được, nha sĩ sẽ thực thi :
- Nhổ bỏ chân răng, nạo sạch ổ nhiễm trùng ở vùng chóp để tránh nhiễm trùng lan rộng hơn gây ra những biến chứng nguy hiểm sau này.
- Làm răng giả bù vào răng đã mất để phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Kế hoạch làm răng giả sẽ được nha sĩ thảo luận kỹ lưỡng với bạn vì việc làm răng giả sau khi mất răng là rất quan trọng.
Răng hàm sâu bị vỡ chỉ còn chân răng là tình trạng sâu răng nặng, khi đó đã có biến chứng viêm nhiễm ở vùng chóp răng. Việc điều trị phức tạp và tốn kém. Tuy nhiên bạn có thể phòng tránh được tình trạng tồi tệ trên với chi phí không tốn kém bằng cách chủ động đặt hẹn khám định kỳ 6 tháng/lần với nha sĩ.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, bạn sẽ được các nha sĩ với gần 30 năm kinh nghiệm khám và tư vấn thấu đáo những vấn đề về răng miệng cũng như giúp bạn lên phương án điều trị răng miệng phù hợp nhất đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao nhất.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Nguồn: Vinmec
Source: https://alonhakhoa.com
Category: SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG