Câu hỏi: “ Chào bác sĩ! Cháu tên là Liên, năm nay 28 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai. Nay cháu có một chiếc răng sâu ở hàm dưới cách đây cũng đã khá lâu rồi nhưng không hề đau nhức, hay khó chịu chi cả. Tuy nhiên, giờ cháu lại lo lắng sau khi tâm sự với bạn bè và thắc mắc răng sâu để lâu có sao không. Mong bác sĩ tư vấn giúp! ”
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho trung tâm nha khoa Đông Nam. Chúng tôi đồng cảm với sự nỗi băn khoăn của bạn và xin được giải đáp cụ thể và chi tiết như sau:
1. Răng sâu để lâu có sao không ?
Răng sâu cứ để lâu không hề quan tâm ngày càng sẽ nặng hơn, nguy hại nhiều cho vấn đề sức khỏe răng miệng. Đừng cứ nghĩ răng sâu hiện tại không hề gây đau nhức hay khó chịu mà cứ phó mặc như vậy, dưới đây là một số tác hại của răng sâu để lâu gây hại cho bạn như sau:
✧ Lớp men răng sẽ mòn: Một trong những triệu chứng răng sâu để lâu, đó là lớp men răng của bạn sẽ dần dần mòn đi, yếu hơn hẳn.
✧ Ngà răng dễ bị phá hủy: Một khi lớp men răng bị mòn, yếu hơn hẳn tác động sâu vào bên trong ngà răng. Lâu dần, ngà răng sẽ bị phá vỡ, bể, có cảm giác ê buốt mỗi khi ăn uống.
✧ Tủy răng bị ảnh hưởng: Khi chiếc răng sâu để lâu từ năm này qua năm khác, tủy răng của bạn sẽ bị phá hủy, lúc này chỉ còn chân răng. Một khi tủy răng bị viêm nặng nề, chỉ còn cách duy nhất là nhổ bỏ chiếc răng đó đi.
✧ Ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng: Một khi chiếc răng đã sâu cứ để mãi mà không hề quan tâm tới nha sĩ, nó sẽ lây lan sang những chiếc răng khác, ảnh hưởng tới chức năng răng miệng, vi khuẩn tấn công, hôi miệng, viêm nướu hay lây lan sang những chiếc răng còn lại.
Đến đây, chắc hẳn bạn đã tìm ra được câu trả lời cho vấn đề thắc mắc răng sâu để lâu có sao không. Trường hợp răng sâu phải làm sao, cùng tiếp tục theo dõi bài viết để có hướng giải quyết.
2. Răng sâu phải làm thế nào ?
Trước mắt, bạn phải tới nha sĩ uy tín, chất lượng để được thăm khám, tư vấn liệu trình thực thi. Dựa vào mức độ sâu mà có những giải pháp điều trị như sau :
+ Răng sâu ở mức độ chấm đen hay những đốm nhỏ màu vàng: Lúc này, bác sĩ sẽ tái khoáng chiếc răng đó, phục hồi men răng và bảo vệ răng.
+ Răng sâu ở mức độ xuất hiện lỗ nhỏ, có màu vàng hoặc màu đen: Trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp trám răng, nạo hết phần sâu, làm sạch răng và dùng vật liệu nha khoa chuyên dụng để trám. Phương pháp trám này ngăn chặn vi khuẩn phát sinh, gây hại cho răng.
+ Răng sâu nặng, bị mẻ, lỗ sâu to, tủy răng đã bị hỏng: Trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng phương pháp bọc răng sứ để ngăn chặn vi khuẩn phát sinh cũng như tái tạo lấy lại hình dáng thẩm mỹ cho chiếc răng.
+ Răng sâu quá nặng, tủy răng đã hư hỏng nặng, chỉ còn chân răng: Lúc này, chiếc răng sâu không thể được bảo tồn được nữa nên cách cuối cùng bắt buộc phải nhổ bỏ đi. Sau khi nhổ răng xong, bạn có thể trồng răng giả để phục hồi chức năng nhai, đồng thời lấy lại thẩm mỹ cho hàm răng.
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ ở trên giúp bạn có được cái nhìn khách quan về vấn đề “ Răng sâu để lâu có sao không? ”. Nếu còn thắc mắc nào muốn giải đáp, hãy liên với chúng tôi theo tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí!
Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
– Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
– Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
– Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.
Thẻ : Sâu răng
Xem thêm: 4 BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP
Nguồn: Nha khoa Đông Nam
Source: https://alonhakhoa.com
Category: SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG