Cảnh giác sâu răng khi niềng răng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Tiến Đạt – Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt – Khoa khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Chăm sóc răng đang niềng vốn rất quan trọng bởi sau khi niềng, răng còn yếu và thường dễ bị tổn thương. Nếu không chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến sâu răng, vì vậy chúng ta cần hiểu rõ, biết cách vệ sinh răng sau khi niềng để có được hàm răng chắc khỏe và mang tính thẩm mỹ cao.

Cảnh giác sâu răng khi niềng răng | Vinmec

1. Vì sao dễ bị sâu răng khi niềng răng?

Sâu răng là do vi khuẩn răng miệng tấn công và làm tổn thương cấu trúc răng từ bên trong, sau đó dần hình thành các lỗ sâu ở bên ngoài thân răng. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng lan truyền sang các răng lân cận gây hậu quả nặng đến sức khỏe răng miệng. Đặc biệt với những ai niềng răng, sâu răng sẽ càng khó xử lý vì tình trạng răng miệng phức tạp. Vì vậy khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần đến gặp bác sĩ nha khoa sớm để được kiểm tra, kịp thời.

Những nguyên nhân chính khiến niềng răng dễ bị sâu răng:

  • Khí cụ sử dụng niềng răng bắt quá sát vào bề mặt, khi tác động lực để răng di chuyển sẽ làm bề mặt răng bị mài mòn (mòn men răng). Khi răng bị mòn, axit từ thức ăn ăn hàng ngày sẽ dễ dàng tấn công tại các điểm tiệm cận khiến nguy cơ sâu răng cao hơn. Nguyên nhân này cũng chủ yếu do tay nghề bác sỹ thực hiện còn kém.
  • Sau khi thực hiện niềng răng, lực kéo của khí cụ tác động tới răng quá nhanh và đột ngột, khiến bị tụt lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn vào cổ răng.
  • Niềng răng sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Các mảng bám, cặn thức ăn dễ bị dính vào khí cụ, quá trình vệ sinh răng miệng mất thời gian và bất tiện, nếu không vệ sinh cẩn thận, sạch sẽ và thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn được hình thành, sinh sôi và dẫn tới sâu răng cũng như các bệnh về răng miệng khác.

2. Biểu hiện của sâu răng khi niềng răng

Những biểu hiện chính của việc sâu răng khi niềng răng có thể kể đến như:

  • Trên bề mặt răng cũng như quanh khí cụ xuất hiện dày đặc các mảng bám
  • Xoang sâu trên bề mặt răng, tại vị trí tiếp xúc giữa khí cụ và răng.
  • Sâu răng tại khu vực cổ răng
  • Hơi thở nặng mùi
  • Ăn uống thấy ê buốt, răng nhạy cảm khi ăn đồ nóng hoặc quá lạnh.

3. Những nguy cơ khi niềng răng bị sâu răng

Sâu răng khi niềng răng không chỉ gây ra những vấn đề sức khỏe răng miệng mà còn làm ảnh hưởng tới kết quả niềng răng. Cụ thể:

  • Răng bị suy yếu, nguy cơ cao bị: mòn, mẻ, vỡ, hư tủy, viêm chân răng, mất răng,…
  • Răng sâu làm lây lan ra các răng bên cạnh, tấn công răng từ bên trong ra bên ngoài,… ảnh hưởng tới quá trình ăn uống do những cơn đau nhức, ê buốt, ăn không ngon, nhai không kỹ còn có thể mắc các bệnh về tiêu hóa.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng chỉnh nha sau niềng vì răng bị yếu, lực khí cụ tác động vào răng có thể gây ra những sự cố không mong muốn, răng khi tháo niềng không đẹp như ý muốn.

4. Xử lý sâu răng khi niềng răng

Cảnh giác sâu răng khi niềng răng | Vinmec

Bị sâu răng sau khi niềng răng, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành tháo khí cụ ra để điều trị răng bị sâu trước, tuy nhiên cách xử lý này chỉ áp dụng đối với nắp hàm trám, không nên bọc răng sứ bởi sau khi điều trị sâu răng xong, niềng răng lại sẽ khiến răng sứ có nguy cơ cao bị vỡ mẻ.

Làm sạch bề mặt răng, răng bị sâu, tiến hành trám 1 lượng lên vết sâu để cố định, ngăn ngừa sự phát triển, tái bám của vi khuẩn làm sâu răng, sự tấn công của axit do thức ăn, đồng thời giúp răng ổn định để niềng lại răng.

Nên lựa chọn phòng khám, cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn trong quá trình niềng răng cũng như phát hiện, xử lý sâu răng, vấn đề răng miệng trước khi niềng.

5. Làm thế nào để phòng tránh bị sâu răng khi niềng răng?

5.1 Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Chăm sóc răng đang niềng vốn rất quan trọng, bởi điều này giúp loại bỏ các thức ăn thừa và mảng bám ở răng. Chú ý, đánh răng cần chải kỹ càng cả mặt trong và mặt ngoài răng. Cùng với đó, nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn mắc ở kẽ răng, súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng để diệt sạch vi khuẩn.

5.2 Duy trì thói quen ăn uống khoa học

Thường xuyên ăn đồ ngọt, ăn vặt, không đánh răng sau khi ăn sẽ dễ bị sâu răng, vì vậy hạn chế ăn đồ ngọt, đồ uống có ga,màu thực phẩm,…

5.3 Kiểm tra, thăm khám răng định kỳ

Thường xuyên kiểm tra, tái khám răng miệng là điều cần thiết, đặc biệt với những ai niềng răng để bác sĩ có thể phát hiện kịp thời và điều trị sâu răng, viêm,… khi vi khuẩn mới bắt đầu xâm nhập, đồng thời nắn chỉnh khí cụ để răng vào đúng vị trí như ý muốn.

=>> Lời khuyên từ Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Tiến Đạt – Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt – Khoa khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long:

Nguy cơ sâu răng khi niềng răng cao do việc vệ sinh răng miệng khó khăn vất vả khi đeo khí cụ nắn chỉnh răng. Khách hàng cần được khám sớm và tiếp tục. Sâu răng tiến triển hoàn toàn có thể gây ra viêm tủy răng .Chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám và điều trị toàn bộ những yếu tố về răng miệng trong đó có sâu răng, chỉnh nha, thẩm mỹ và nghệ thuật răng …

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tình với người bệnh
  • Trang thiết bị hiện đại nhất, chất hàn tốt nhất
  • Môi trường sạch sẽ đảm bảo vô khuẩn.
  • Chế độ bảo hành lâu dài.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn: Vinmec

 Xem thêm: 10 bệnh răng miệng phổ biến nhất, nguyên nhân và hướng điều trị

Bài viết tương tự

Nguyên Nhân Sâu Răng Và Cách Điều Trị Tại Nhà

admin

Răng nứt là gì? Nguyên nhân và Cách phòng ngừa

admin

10 bệnh răng miệng ở trẻ nhỏ nghiêm trọng phổ biến nhất hiện nay

admin

Leave a Comment